Có tới 50% trẻ em sẽ gặp vấn đề về giấc ngủ nhưng chỉ có khoảng 4% được chẩn đoán về rối loạn giấc ngủ. Việc nhận biết sớm những vấn đề về giấc ngủ có thể ngăn những hậu quả xấu về sau như buồn ngủ ban ngày, khó chịu, rối loạn hành vi, giảm thành tích học tập, tai nạn xe ở thanh thiếu niên và kết quả học tập kém. Trong đó, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ gặp ở 1-5% trẻ em. Tuy không nhiều nhưng các rối loạn giấc ngủ ở trẻ đang có chiều hướng gia tăng.
Các rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ bao gồm:
🔻 Khó vào giấc ngủ và gặp vấn đề giấc ngủ trong đêm Hầu hết trẻ đều khó ngủ trong đêm, lúc này hoặc lúc khác. Sẽ đáng lo ngại hơn nếu vấn đề này trở thành thói quen hằng đêm và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ vào ban ngày.
🔻 Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ Có nhiều trẻ có thể ngáy khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Ngáy vào ban đêm là dấu hiệu điển hình của Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Tỷ lệ ngáy thường xuyên ở trẻ em là 27%. Hầu hết liên quan đến béo phì, chủ yếu là do amidan và vòm họng to. Các triệu chứng khác bao gồm thở bằng miệng, đổ mồ hôi khi ngủ, hoặc bồn chồn, ngủ ngắt quãng. Ở 1 số trẻ, bạn có thể quan sát thấy những khoảng thời gian ngáy dài, sau đó là những khoảng dừng im lặng khi thở.
🔻 Hội chứng chân không yên Trẻ em có thể phàn nàn rằng chúng có cảm giác rờn rợn, giật giật, ngứa ngáy hoặc như có kiến bò ở chân khi cố gắng ngủ. Những đứa trẻ nhỏ tuổi không thể diễn tả được triệu chứng có thể sẽ nhờ bạn xoa bóp chân khi đi ngủ. Những triệu chứng của Hội chứng chân không yên có xu hướng cải thiện khi đi bộ hoặc duỗi người.
🔻 Gặp ác mộng Đây là điều bình thường khi trẻ em sợ hãi trước một giấc mơ sống động. Tuy nhiên, những cơn ác mông thường xuyên ít phổ biến hơn. Những cơn ác mộng sẽ trở thành một vấn đề nếu trẻ trở nên lo lắng, đau khổ hoặc chống cự khi ngủ.
🔻 Mộng du Trẻ em mộng du là chuyện bình thường. Chúng thường dừng mộng du khi chúng đến tuổi vị thành niên. Mộng du có thể nguy hiểm nếu đứa trẻ đi cầu thang hoặc các thiết bị điện, hoặc rời khỏi nhà.
🔻 Tè dầm Trẻ em dưới 5 tuổi thường tè dầm. Tè dầm có thể xem là một chứng rối loạn giấc ngủ nếu đứa trẻ trên 5 tuổi và bị trên 2 lần/tuần. Một vài đứa trẻ có thể bắt đầu tè dầm trong thời gian bị ảnh hưởng cảm xúc.
Chứng rối loạn giấc ngủ có thể gây ra những vấn đề về sự tỉnh táo vào ban ngày, tâm trạng, thành tích học tập và sự an toàn của trẻ.
Tin tốt? Việc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ có thể ngăn hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển, sức khỏe, tâm trạng và thành tích học tập.
THỜI GIAN NGỦ CẦN THIẾT CỦA TRẺ
Vấn đề giấc ngủ thường gặp nhất ở trẻ là việc thiếu thời gian ngủ. Trẻ nhỏ tuổi sẽ cần thời gian ngủ dài nhất. Trẻ em cần ít thời gian ngủ hơn khi lớn tuổi.
Theo Hội Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến cáo thời gian ngủ đủ cho trẻ:
🔹 Trẻ sơ sinh 4-12 tháng: 12-16 giờ (bao gồm cả giấc ngủ ngắn)
🔹 Trẻ em 1-2 tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả giấc ngủ ngắn)
🔹 Trẻ em 3-5 tuổi: 10-13 giờ (bao gồm cả giấc ngủ ngắn)
🔹 Trẻ em 6-12 tuổi: 9-12 giờ
🔹 Thanh thiếu niên 13-18 tuổi: 8-10 giờ