Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là một hội chứng phổ biến, không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ em ở mọi lứa tuổi nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Có khoảng 1 – 5% số trẻ được chẩn đoán mắc Hội chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong suốt thời thơ ấu.
Hầu như tất cả trẻ em dưới 28 tuần tuổi đều bị ngưng thở. Ngưng thở xảy ra ở 50% trẻ sơ sinh từ 33 – 35 tuần tuổi và hiếm gặp ở trẻ đủ tháng.
YẾU TỐ NGUY CƠ
Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng khả năng trẻ bị ngưng thở khi ngủ. Trẻ càng có nhiều yếu tố nguy cơ, càng có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ. Nhưng điều quan trọng là không phải tất cả trẻ sơ sinh đều có yếu tố nguy cơ.
Các yếu tố nguy cơ ngưng thở khi ngủ ở trẻ em gồm có:
🔻 Amiđan và/hoặc VA to
Đây là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất ở trẻ em mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Amiđan và VA là các hạch bạch huyết. Amiđan nằm ở hai bên thành sau họng và VA nằm cao trong họng, phía sau mũi. Cả hai có thể phát triển thành số lượng lớn mô, gây nghẽn tắc phía sau họng. Các tình trạng bệnh như dị ứng, trào ngược dạ dày, hoặc nhiễm trùng thường xuyên có thể khiến amiđan hoặc VA phát triển hơn bình thường. Nhiều trẻ em có amiđan hoặc VA to, nhưng không phải tất cả sẽ bị ngưng thở lúc ngủ.
🔻 Béo phì
Trẻ em béo phì có nguy cơ cao mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ do các mô mềm ở vùng hầu họng cũng phát triển hơn so với bình thường.
🔻 Các hội chứng về Gen
Trẻ em bị bệnh gen như hội chứng Down và hội chứng Prader-Willi có thể gây ra yếu cơ và làm đường thở bị xẹp trong lúc ngủ.
🔻 Bất thường hình dạng mặt, họng
Trẻ em có sự bất thường về hình dạng ở mặt hoặc họng có thể có đường thở nhỏ hơn. Thí dụ cằm hoặc họng nhỏ, lưỡi lớn hoặc hở hàm ếch (lỗ trên vòm miệng).
🔻 Vấn đề về trương lực cơ
Trẻ em có thể có rắc rối về hô hấp trong lúc ngủ do các cơ họng dãn ra và làm tắc đường thở. Điều này có thể xảy ra ở bất cứ trẻ em nào, nhưng đặc biệt là trong tình trạng như teo cơ và bại não.
🔻 Tiền sử gia đình
Ngưng thở lúc ngủ có xảy ra trong dòng họ, nguy cơ ngưng thở nghẽn tắc lúc ngủ của trẻ có thể tăng lên nếu một thành viên khác trong gia đình bị ngưng thở lúc ngủ.
🔻 Hút thuốc thụ động
Tiếp xúc với khói thuốc thụ động có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
TRIỆU CHỨNG ĐIỂNHÌNH
Triệu chứng chính mà người chăm sóc có thể quan sát thấy ở trẻ em và trẻ sơ sinh là những cơn ngừng thở kéo dài ít nhất 20 giây trong khi ngủ.
Ngoài ra có một số triệu chứng khác mà người chăm sóc có thể nhận thấy vào ban đêm như:
🔹 Ngáy
🔹 Thở nặng
🔹 Thở bằng miệng do gặp khó khăn khi thở bằng mũi
🔹 Thường xuyên tỉnh giấc trong đêm
🔹 Đổ mồ hôi khi ngủ
🔹 Đái dầm, nhất là nếu con bạn thường không đái dầm về đêm.
Còn vào ban ngày, do ảnh hưởng tới giấc ngủ sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của trẻ như:
🔹 Giảm chú ý, mất tập trung
🔹 Kích động hoặc các vấn đề hành vi khác
🔹 Tính khí thất thường, hay cáu gắt
🔹 Buồn ngủ, ngủ gục ban ngày
🔹 Mệt mỏi
🔹 Nhức đầu vào buổi sáng
🔹 Nói giọng mũi
🔹 Chậm phát triển
🔹 Khó nuốt
LÀM SAO PHÁT HIỆN NGƯNG THỞỞTRẺ?
Để biết trẻ có bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, bạn cần đưa trẻ tới bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Bạn có thể quay video lúc ngủ của trẻ để thêm những bằng chứng về hội chứng này.
Một loạt xét nghiệm có thể được thực hiện tùy thuộc vào các triệu chứng của trẻ. Các xét nghiệm này có thể được thực hiện để chẩn đoán hoặc loại trừ chứng ngưng thở khi ngủ:
🔸 Khám sức khỏe
Các bác sĩ thực hiện kiểm tra thể chất, mặc dù các triệu chứng có thể không phải lúc nào cũng xuất hiện tại thời điểm kiểm tra hoặc có thể trở nên tồi tệ hơn trong một số điều kiện nhất định
🔸 Đo đa ký giấc ngủ
Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Đo đa ký giấc ngủ sẽ mô tả chi tiết các loại ngưng thở và mức độ nặng của nó. Ngoài ra cũng sẽ ghi nhận các thông số về hô hấp, nồng độ oxy, nhịp tim, hoạt động điện não sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.
🔸 Nội soi đường thở
Phương pháp sử dụng một ống dẻo có gắn camera để quan sát đường thở của trẻ. Phương pháp này thường được sử dụng để xác định nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ để đánh giá vị trí và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
🔸 Chẩnđoán hình ảnh
Chụp X-quang cổ và chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm khác để giúp bác sĩ hình dung về giải phẫu của đường hô hấp trên.
ĐIỀU TRỊ CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦỞTRẺ?
Nhiều phương pháp điều trị nên được thực hiện kết hợp để kiểm soát ngưng thở nghẽn tắc lúc ngủ của trẻ em. Nhiều khi, phải điều trị theo một vài cách để tìm ra điều trị nào hữu hiệu nhất đối với con bạn. Các điều trị gồm có:
🔻 Giảm cân
Nếu trẻ bị thừa cân, béo phì, hãy nói chuyện với bác sĩ về một chương trình kiểm soát cân nặng hiệu quả.
🔻 Tư thế ngủ
Ngưng thở khi ngủ thường nặng hơn khi nằm ngửa. Hãy giữ cho trẻ nằm nghiêng một bên.
🔻 Điều trị dị ứng mũi
Dị ứng mũi có thể gây sưng phù mũi, có thể gây ra hoặc làm nặng hơn chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Dị ứng có thể được điều trị một cách dễ dàng.
🔻 Thở áp lực dương liên tục CPAP
Được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, kể cả ở trẻ em. Máy sẽ thổi một luồng khí vào trong đường thở của trẻ. Luồng khí đó giữ cho đường thở của trẻ không bị xẹp xuống trong lúc ngủ.
🔻 Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ Amiđan và VA có thể sẽ hữu ích đối với trẻ em. Các triệu sẽ được cải thiện sau khi phẫu thuật. Một số trẻ cần phải khảo sát giấc ngủ 2-3 tháng sau khi phẫu thuật.
Mở khí quản được tiến hành ở trẻ em bị ngưng thở lúc ngủ nặng, đe dọa tính mạng. Trong thủ thuật này, khí quản được mở một lỗ và đặt ống vào. Có nhiều loại phẫu thuật khác đã được thử nghiệm ở họng hoặc lưỡi, nhưng chúng thường không thành công bằng Thở CPAP.