Ngủ là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể, nếu không được ngủ, chúng ta sẽ không thể tái tạo năng lượng để tiếp tục sống và làm việc. Theo một con số thống kê, thời gian ngủ chiếm 1/3 thời gian cuộc đời mỗi người.
Hãy hình dung cơ thể của chúng ta vận hành như một cỗ máy. Khi chúng ta ngủ, cơ thể bắt đầu quy trình hoạt động về đêm, hàn gắn những tế bào bị tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sau một chuỗi hoạt động trong ngày, hệ thống tim mạch được tái tạo năng lượng cho ngày tiếp theo.
Nhưng rất tiếc là trong một xã hội bận rộn như hiện nay thì rất nhiều người trong chúng ta đang không có được một giấc ngủ chất lượng từ 7 – 9 tiếng để cơ thể có thể thực hiện được những chức năng trên.
Giấc ngủ REM & Non-REM (NREM)
Sẽ có hai chu kỳ diễn ra trong giấc ngủ, là giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) và NREM (Non-REM).
▪️ Giai đoạn chuyển động mắt không nhanh (NREM)
Phần lớn chúng ta dành 70-80% ở giai đoạn này. Đây là giai đoạn não trở nên kém phản ứng với bên ngoài và khó thức dậy hơn khi ngủ sâu. Suy nghĩ và hầu hết các chức năng cơ thể chậm lại.
Trong giai đoạn này, cơ thể chúng ta sẽ sửa chữa và phục hồi các mô, xây dựng xương và cơ bắp, và tăng cường hệ thống miễn dịch. Không có giai đoạn này, khả năng hình thành nên ký ức, tư duy cũng như sự liên kết giữa các phần của não bộ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. NREM rất quan trọng để chuyển những ký ức ngắn hạn vào khu vực lưu trữ dài hạn.
▪️ Giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM)
Chiếm khoảng 20-30% giấc ngủ. Ở giai đoạn này, mắt bạn chuyển động nhanh. Các giấc mơ sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Mạch, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và huyết áp của bạn tăng lên mức ban ngày. Tuy nhiên bạn vẫn gần như hoàn toàn yên tĩnh.
Những giai đoạn khác nhau của giấc ngủ rất quan trọng đối với các chức năng khác nhau trong cơ thể chúng ta.
Nếu giấc ngủ của chúng ta bị gián đoạn bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như môi trường ồn ào, hoặc chúng ta mắc chứng rối loạn giấc ngủ gây cản trở các giai đoạn trong giấc ngủ REM và NREM, chúng ta có thể bỏ lỡ các quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Chúng ta thức dậy thật mệt mỏi và cảm thấy không tận hưởng được trọn vẹn cuộc sống. Và đây cũng là lúc chúng ta nên đối mặt với những vấn đề sức khỏe của bản thân trong dài hạn.
Điều gì xảy ra khi chúng ta không ngủ đủ giấc?
Khi cơ thể bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cả sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất của bạn. Cụ thể như sau:
🔹 Mất tập trung
Khi não bộ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ của bạn. Bạn sẽ luôn cảm thấy cơ thể mình chậm chạp hơn so với bình thường.
🔹 Giảm năng suất làm việc
Khi cơ thể chúng ta bị mệt mỏi, mất khả năng tập trung và giảm khả năng ghi nhớ thì giảm năng suất làm việc là điều tất yếu sẽ xảy ra. Rất khó để có được sự tỉnh táo khi làm việc.
🔹 Rối loạn tâm lý
Những người mất ngủ thường xuyên có thể phải đối mặt với tình trạng rối loạn tâm lý. Vì mệt mỏi do thiếu ngủ, khiến họ dễ cáu gắt vô cớ, tâm trạng tiêu cực, lo lắng quá mức, … Thậm chí nếu không sớm cải thiện giấc ngủ, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nghiêm trọng về tâm lý như trầm cảm hay tự kỷ,…
🔹 Giảm khả năng phục hồi da và gây lão hóa da
Theo nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ), thiếu ngủ và các bệnh mạn tính về da có liên hệ mật thiết. Khi tiếp xúc với mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác, da không thể phục hồi tốt và cho thấy nhiều dấu hiệu bị lão hóa hơn.
🔹 Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì
Trong khi ngủ, cơ thể cũng có thể tiêu hao lượng mỡ thừa, giảm nguy cơ tích tụ mỡ và giúp bạn giảm cân. Trong quá trình giảm cân, việc ngủ đủ giấc cũng quan trọng không kém các bài tập thể dục và ăn nhiều rau quả.
Hơn nữa, thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi và có xu hướng thèm ăn. Thông thường, những người thiếu ngủ rất khó khăn khi kiểm soát cơn thèm ăn của mình. Họ ăn nhiều hơn để giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng.
🔹 Tăng nguy cơ mắc một số bệnh
Thiếu ngủ làm suy giảm hệ miễn dịch: Khi bạn thiếu ngủ, cơ chế miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn, giảm khả năng phòng chống bệnh. Đặc biệt, những người thiếu ngủ thì khả năng tiếp nhận các loại vắc-xin phòng bệnh của họ cũng kém hơn rất nhiều.
Tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Người thường xuyên bị thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng tăng huyết áp. Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng có tác động đến hệ thần kinh giao cảm – khiến nó hoạt động nhiều hơn, co mạch máu,… tạo áp lực cho tim.
Nếu bạn thiếu ngủ trong một thời gian dài, cơ thể sẽ cần nhiều insulin hơn mức bình thường và gây ảnh hưởng xấu tới mạch máu và tim. Đây cũng là nguyên nhân khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
🔹 Tăng nguy cơ gây ung thư
Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ không thể sản xuất ra nhiều melatonin – đây chính là loại hormone có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và các khối u ung thư. Nhất là ung thư đại tràng và ung thư vú.
🔹 Các vấn đề sức khỏe khác
Viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích, đau đầu, trầm cảm và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác có thể phát sinh do chứng thiếu ngủ. Thậm chí, một số người có thể ngáy và dễ bị ngưng thở trong khi ngủ.
Giấc ngủ rất quan trọng để chúng ta có một sức khỏe tốt
Một giấc ngủ ngon cũng quan trọng với sức khỏe tổng thể của bạn như chế độ ăn uống tuyệt vời và tập thể dục thường xuyên. Nếu bạn nghi ngờ mình bị chứng rối loạn giấc ngủ, hãy chia sẽ với bác sĩ của bạn ngay hôm nay!
3 Bình luận
Miki Williams
The website looks great. It fits for a medical clinic purposes perfectly.
Mark Chapman
Great job you’ve done there. Your support team is amazing – I would like to try your other products
Shelly Moore
Your feedback is important to us, thank you!