Chu kỳ giấc ngủ – Cách tính để cho giấc ngủ sảng khoái
Khi ngủ các hoạt động của cơ thể diễn ra qua 5 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ (REM), các giai đoạn diễn ra thứ tự tạo thành một chu kỳ và chu kỳ này được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian kể từ khi bạn đi ngủ vào buổi tối đến khi thức dậy vào sáng hôm sau.
1 chu kỳ ngủ kéo dài bao lâu?
Theo nghiên cứu từ AASM, chu kỳ ngủ đầu tiên có thời lượng ngắn nhất và diễn ra từ 70 – 100 phút, trong khi những chu kỳ ngủ sau có thể kéo dài từ 90 – 120 phút. Thông thường, 1 chu kỳ ngủ sẽ bao gồm 4 giai đoạn ngủ, trong đó 3 giai đoạn đầu thuộc giấc ngủ NREM (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) và giai đoạn cuối thuộc giấc ngủ REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh):
🔹 Giai đoạn 1 – Ru ngủ Giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ NREM sẽ diễn ra trong vòng 1 – 5 phút. Đặc điểm chính trong giai đoạn này bao gồm chuyển động chậm dần của nhịp thở, nhịp tim, sóng não, mắt, các cơ dần thả lỏng. Người ngủ sẽ rất dễ bị tỉnh và một khi tỉnh giấc sẽ rất khó ngủ tiếp.
🔹 Giai đoạn 2 – Ngủ nông Giai đoạn giữa của giấc ngủ NREM chiếm tới 50% thời lượng giấc ngủ, khoảng 10 – 60 phút và kéo dài hơn sau mỗi chu kỳ. Lúc này, các chức năng cơ thể giảm dần, sóng điện não chậm lại, nhịp tim, nhịp thở chậm dần và mắt không động đậy. Người ngủ sẽ có ý thức lơ mơ và không thể nhìn thấy gì ngay cả khi mắt đang mở.
🔹 Giai đoạn 3 – Ngủ sâu và rất sâu Giai đoạn cuối của giấc ngủ NREM là giai đoạn ngủ sâu và rất khó để tỉnh giấc, thời lượng khoảng 20 – 40 phút, toàn bộ nhịp tim, nhịp thở và sóng não đều đặn hơn. Đây là giai đoạn rất quan trọng và có vai trò quyết định bạn có một đêm ngon giấc hay không. Thức giấc vào giai đoạn này sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi và thậm chí cáu kỉnh.
🔹 Giai đoạn 4 – Ngủ mơ Đây là giai đoạn thuộc giấc ngủ REM kéo dài 10 – 60 phút và là giai đoạn các giấc mơ xuất hiện. Trong thời gian này, mắt sẽ chuyển động liên tục và nhanh chóng, nhịp tim tăng, huyết áp tăng, nhịp thở dần gấp gáp và giấc mơ sẽ xuất hiện. Bộ não xử lý thông tin và chuyển những trải nghiệm thành ký ức. Đặc biệt, giấc ngủ REM còn giúp bạn củng cố kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Khi thức giấc đột ngột vào giai đoạn này có thể rơi vào trạng thái hồi hộp, mất phương hướng.
Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt nhất và tránh tạo cảm giác mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau, bạn không nên thức dậy trong 2 giai đoạn sau bao gồm Ngủ sâu và Ngủ mơ. Hãy đảm bảo ngủ đủ số chu kỳ được khuyến nghị.
SỐ LƯỢNG CHU KỲ MỖI ĐÊM
Số lượng chu kỳ mỗi đêm ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về khuyến nghị thời gian ngủ ở bảng dưới đây:
CÔNG THỨC TÍNH THỜI GIAN NGỦ THEO CHU KỲ
Để đảm bảo không bị mệt mỏi khi thức dậy, bạn có thể tham khảo công thức tính toán thời điểm thức giấc lý tưởng dựa trên thời điểm đi ngủ và số chu kỳ ngủ tương ứng với từng đối tượng. Công thức cụ thể được trình bày dưới đây:
Thời gian trung bình của một chu kỳ ngủ sẽ là 90 phút. Và thời gian chuẩn bị vào giấc ngủ của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe của họ. Bên cạnh việc tính toán chu kỳ ngủ hợp lý, để có giấc ngủ ngon và cải thiện sức khỏe hiệu quả, bạn nên lựa chọn khung giờ ngủ tốt nhất là từ 22h – 23h theo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe hàng đầu. Trường hợp không thể ngủ vào đúng khung giờ, bạn cũng không nên ngủ sau 12 giờ đêm. Bởi sau 12 giờ đêm là quá trình cơ thể thải độc nội tạng. Nếu ngủ sau khung giờ này có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và phá hỏng đồng hồ sinh học.